Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng

1/12/2024
Từ ngày 1/12/2024, TP Vinh (Nghệ An) sẽ có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với đầy đủ các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 1.

Từ ngày 1/12/2024, toàn bộ TX Cửa Lò, cùng với 4 xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái và Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) sẽ sáp nhập vào và trở thành một phần của TP Vinh (tỉnh Nghệ An).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 2.

Lần đầu tiên trong lịch sử, TP Vinh sẽ trở thành đô thị biển với 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường và 9 xã. Từ đây, TP Vinh sẽ có hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và đầy đủ các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 3.

Đối với đường bộ, ở cả trục dọc và trục ngang, TP Vinh có hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh đan cắt nhau. Xen kẽ đó là các tuyến đường nội thị có quy mô lớn. (Ảnh nút giao QL46, đường tỉnh 536, đường ven biển).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 4.

Cụ thể, với trục dọc: Ở phía Bắc có đường tỉnh 536 và QL46, trung tâm có Đại lộ Vinh - Cửa Lò và phía Nam có đường tỉnh 535, QL46C (còn gọi là đường ven sông Lam).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 5.

Trong khi đó, trục ngang có đường ven biển, đường 35m, cùng với nhiều tuyến đường đô thị lớn như: QL1 đoạn trong TP Vinh, đại lộ Lê Nin; Bình Minh… (Trong hình là đường 35m đoạn giao cắt với đường tỉnh 535)

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 6.

Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, TP Vinh còn có một lợi thế là tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam cũng đi sát ngay và có nút giao lên xuống gần trung tâm TP Vinh - nút giao QL46B.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 7.

Về hàng không, sân bay Vinh nằm ngay trong địa giới hành chính TP Vinh và chỉ cách trung tâm thành phố 8km về phía Bắc. Sân bay Vinh có thể khai thác các loại máy bay: ATR-72, Fokker 70, A320, A321, B737-400 và tương đương, với năng lực phục vụ là 3 triệu khách/năm.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 8.

Được biết, đầu năm 2025, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thực hiện dự án mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Vinh với tổng mức đầu tư là 233,6 tỷ đồng nâng tổng số vị trí đỗ máy bay từ 6 lên thành 9 vị trí đỗ Code C.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 9.

Về đường sắt, Ga Vinh cũng nằm ngay trung tâm TP Vinh, gần với bến xe Bắc Vinh và bến xe phía Đông, đồng thời kết nối cao với các tuyến đường bộ ở cả trục dọc và trục ngang.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 10.

Đặc biệt, chiều 30/11, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Và theo báo cáo tiền khả thi, ga Vinh sẽ nằm giữa đường tránh Vinh và cao tốc Bắc - Nam. Vị trí này sát ngay TP Vinh (Ảnh khu vực dự kiến đặt nhà ga đường sắt tốc độ cao ở Nghệ An).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 11.

Sau khi sáp nhập, TP Vinh còn có cảng Cửa Lò nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hóa quốc tế đặc biệt là vận chuyển hàng cho nước Lào và Đông Bắc của Thái Lan.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 12.

Cảng Cửa Lò có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn lên đến 50.000 tấn, cảng là đầu mối vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu quan trọng, đặc biệt là các mặt hàng như xi măng, sắt thép và container.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông thành phố Vinh sau khi mở rộng- Ảnh 13.

Về đường thủy nội địa, cảng Bến Thủy từng được xem là thương cảng trung tâm của Nghệ An, là một trong những đầu mối giao thương của cả nước.